Giá tiêu hôm nay ngày 1/10/2024, tại các vùng trọng điểm ổn định so với ngày hôm qua và giao dịch quanh mốc 148.000 -149.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Nông là 149.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 148.500 đồng/kg duy trì đi ngang so với ngày hôm qua. Giá tiêu ở Gia Lai thu mua ở mức 148.000 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ở mức 149.000 đồng/kg tăng đáng kể so với ngày hôm qua (30/9).
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay có một vài biến động. Theo đó, tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 148.000 đồng/kg. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu ở mức 148.000 đồng/kg duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua.
Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay ổn định tại các địa phương trọng điểm. Giá tiêu cao nhất được ghi nhận ở mốc 149.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước hôm nay 1/10/2024: Tăng, giảm thất thường |
Giá tiêu thế giới hôm nay:
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia ở mức đạt 6.939 USD/tấn, giá tiêu trắng Muntok ở mức 9.278 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil duy trì ở mức 6.750 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia ở mức 8.900 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 11.200 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở mức 6.800 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l ở mức 7.100 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 11.400 USD/tấn…
Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat), trong tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil đạt 3.685 tấn, trị giá 19,2 triệu USD, giảm mạnh 23,8% về lượng và 17,8% về trị giá so với tháng trước, đồng thời giảm 28,6% về lượng nhưng tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường hồ tiêu đang đối mặt với một bức tranh biến động, khi giá tiêu thế giới được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới. Theo báo cáo mới đây của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nguyên nhân chính cho tình trạng này là tình trạng mất mùa liên tục tại Brazil, quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu đen lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Việt Nam.
Brazil chiếm 17-18% tổng nguồn cung tiêu toàn cầu, do đó, bất kỳ biến động nào về sản lượng của quốc gia này đều có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường thế giới. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng La Nina, được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất mùa tại Brazil.
Các nông dân vùng Espirito Santos, một trong những khu vực sản xuất tiêu lớn của Brazil, phản ánh rằng sản lượng thu hoạch năm 2024 có thể giảm tới 25-30% do nắng nóng bất thường. Tính chung cả nước, sản lượng tiêu năm 2024 dự kiến sẽ giảm 20-25% so với năm 2023.
Không chỉ riêng Brazil, sản lượng tiêu tại các nước sản xuất lớn khác cũng đang gặp nhiều khó khăn. Tại Indonesia, vụ thu hoạch năm nay dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 8, muộn hơn so với mọi năm (tháng 7), và sản lượng cũng không khả quan.
Tại Việt Nam, sản lượng tiêu trong niên vụ vừa qua giảm 10% so với năm trước, xuống còn 170.000 tấn, mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Sự sụt giảm sản lượng tại các quốc gia sản xuất lớn khiến nguồn cung tiêu trên thị trường toàn cầu ngày càng eo hẹp, dẫn đến tình trạng giá tiêu tăng cao. Dự kiến giá tiêu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2024, đặc biệt là khi sức mua từ các thị trường châu Âu và Mỹ giảm, trong khi thị trường Trung Quốc vẫn chưa thu mua mạnh trở lại.
Tuy nhiên, theo VPSA, nguồn hàng dự trữ trong dân không còn nhiều, điều này có thể khiến giá tiêu trong nước tiếp tục biến động mạnh. Việc dự đoán chính xác về diễn biến thị trường hồ tiêu trong thời gian tới là rất khó khăn do nhiều yếu tố bất định.
Để đối phó với tình trạng này, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam cần chủ động tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và uy tín để giữ vững thị phần trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Giá tiêu trong nước ngày 1/10/2024
*Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng địa phương. |
Nguồn: Báo công thương
https://congthuong.vn/gia-tieu-trong-nuoc-hom-nay-1102024-tang-giam-that-thuong-349403.html